A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc sắp xây lò phản ứng hạt nhân trên Mặt trăng

Trung Quốc đang lên kế hoạch xây dựng lò phản ứng hạt nhân trên bề mặt Mặt trăng, phục vụ cho Trạm nghiên cứu Mặt trăng quốc tế (ILRS) do Trung Quốc và Nga đồng sáng lập.

Thông tin này được kỹ sư trưởng Pei Zhaoyu của sứ mệnh Hằng Nga-8 tiết lộ hôm 23/4 trong một bài thuyết trình đầy tham vọng.

Theo ông Pei, căn cứ mặt trăng trong tương lai không chỉ phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân mà còn có thể khai thác nguồn điện từ các mảng pin mặt trời quy mô lớn đặt trực tiếp trên bề mặt Mặt trăng.

Sứ mệnh Hằng Nga-8, dự kiến phóng vào năm 2028, sẽ là bàn đạp cho việc xây dựng một căn cứ có người ở cố định trên Mặt trăng — tham vọng mà Trung Quốc đặt ra trong hành trình trở thành siêu cường vũ trụ, với mục tiêu đưa phi hành gia lên Mặt trăng trước năm 2030.

untitled(9).png

Trăng tròn treo lơ lửng trên Công viên Tĩnh Sơn, Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc. Ảnh: VCG

Dự án ILRS của Bắc Kinh cũng đang chạy đua song song với chương trình Artemis của NASA – kế hoạch đưa phi hành gia Mỹ trở lại Mặt trăng vào tháng 12/2025.

Trong khi Artemis đang tiến hành giai đoạn triển khai, Trung Quốc đặt trọng tâm vào việc xây dựng căn cứ tại cực nam của Mặt trăng, khu vực giàu tài nguyên và có tiềm năng tồn tại nước đóng băng.

Wu Weiren, nhà thiết kế trưởng chương trình thám hiểm Mặt trăng của Trung Quốc, từng cho biết “mô hình cơ bản” của ILRS sẽ hoàn tất vào năm 2035, với các sứ mệnh như Hằng Nga đóng vai trò cốt lõi trong giai đoạn xây dựng.

Không dừng lại ở đó, Trung Quốc còn chuẩn bị khởi động “Dự án 555” – kế hoạch mời 50 quốc gia, 500 viện nghiên cứu và 5.000 nhà khoa học quốc tế tham gia phát triển ILRS, nhằm biến giấc mơ Mặt trăng không còn là của riêng một quốc gia.

(theo SCMP, Reuters)

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...