Chuyển đổi số thành công thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Mặc dù chỉ đang trên những bước đầu tiên hướng tới cuộc cách mạng kỹ thuật số, có thể thấy Việt Nam có tiềm năng phát triển rất lớn. Tập đoàn Robocash đã đánh giá các kết quả của quá trình số hóa nền kinh tế Việt Nam cho đến nay và đưa ra quan điểm về các khía cạnh cần ưu tiên để thúc đẩy quá trình này.
Những cột mốc đã đạt được
Năm 2020, Việt Nam có nhiều thay đổi trong nền kinh tế thông qua số hóa. Việt Nam đã thông qua Chương trình chuyển đổi số quốc gia (2021-2030) tại phiên họp tháng 2 năm 2021 của đại hội.
Kế hoạch chuyển đổi số bao gồm quá trình chuyển đổi kỹ thuật số quốc gia, chính phủ kỹ thuật số, nền kinh tế kỹ thuật số và xã hội kỹ thuật số. Nền kinh tế kỹ thuật số sẽ chiếm khoảng 30% GDP, với mức tăng trưởng ổn định hàng năm dự kiến là 7%.
Theo báo cáo kết quả của 3 cuộc họp trước đây của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cũng như báo cáo của các Bộ liên quan:
1. 98 triệu thẻ căn cước công dân đã được số hóa hoàn toàn, số lượng thẻ căn cước gắn chip được cấp cũng đạt được con số tương tự, và gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử được kích hoạt.
2. Tại 53 trong số 63 quận hành chính, cơ sở dữ liệu của các cơ quan chính phủ đã được tạo hoặc đang trong quá trình hoàn thiện, cùng với hệ thống quản lý của họ dựa trên các trung tâm giám sát thông minh. Đồng thời, 4,78 triệu tài liệu đã được xử lý trong 8 tháng đầu năm 2022 - gấp ba lần so với trước đây.
3. Năm 2022, doanh thu ngành Công Nghệ Thông Tin của Việt Nam ước tính đạt gần 165 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước. Doanh thu toàn ngành năm 2022 ước tính đạt 148 tỷ USD, tăng 8,7% so với năm 2021. Doanh thu viễn thông đạt 138 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với năm 2021. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 44,5 nghìn tỷ đồng, tăng 3,8% so với năm trước.
Ngoài ra, còn có các thống kê tích cực khác về chuyển đổi số như:
1. Trong 8 tháng đầu năm 2022, có hơn 2,6 triệu giao dịch thanh toán trực tuyến trị giá hơn 117 triệu USD - gấp 16 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
2. Năm 2022, gần như 100% doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử. Doanh thu thương mại điện tử đạt 11,4% tổng mức bán lẻ và 66% người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản thanh toán (vượt 1% so với mục tiêu Chương trình Chuyển Đổi Số).
3. Số lượng người dùng điện thoại thông minh ước đạt 106 triệu người, tăng 1,4% so với năm trước. Tổng số lao động trên thị trường dịch vụ truyền thông năm 2022 là 1,5 triệu người, (+5%), năng suất lao động ước đạt 648 triệu đồng (+6,7%).
Quá trình số hóa đã được triển khai đầy đủ và cho thấy những kết quả tích cực với trọng tâm chính là hình thành một hệ thống liên ngành thống nhất. Bên cạnh việc hỗ trợ quản lý dữ liệu công dân, hệ thống cho phép cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.
Việc áp dụng đầy đủ chiến lược này của Chương trình Chuyển đổi số Quốc Gia sẽ cho phép chính phủ đẩy nhanh các quy trình hành chính nội bộ, cũng như giảm thiểu sai sót trong công việc cá nhân với công dân. Điều này sẽ nâng cao khả năng cơ sở hạ tầng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế ổn định của đất nước.
Những bước đi kế tiếp
Một trong những ưu tiên hiện nay trong việc phát triển các dịch vụ tài chính của Việt Nam là phát triển các ứng dụng di động trong hệ sinh thái cho các dịch vụ thanh toán. Mục tiêu chính của NHNN là đưa tỷ trọng giao dịch kỹ thuật số lên hơn 50% tổng khối lượng thanh toán trong nước.
Ngoài lĩnh vực tài chính, một lĩnh vực quan trọng để số hóa là sản xuất công nghiệp, là xương sống của nền kinh tế hiện đại của đất nước. Mục tiêu chính là tạo ra một nền sản xuất “sạch” bền vững cho cả thị trường trong và ngoài nước.
Sản xuất công nghiệp số hóa chỉ có thể đưa nền kinh tế của đất nước tiến lên nếu nó dựa vào lực lượng lao động lành nghề. Do đó, cần có những chương trình đặc biệt để đào tạo nhân sự và đánh giá trình độ của họ. Cần đặc biệt coi trọng thúc đẩy giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuẩn bị cho họ làm việc trong các lĩnh vực chiến lược mới và ưu tiên của nền kinh tế.
Đến cuối năm 2023, Việt Nam có khả năng cao đạt được tất cả các mục tiêu liên quan đến số hóa các cơ quan chính phủ của đất nước.
Theo Phạm Lê