A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đi khám sức khỏe định kỳ, nếu 5 “căn bệnh” này xuất hiện cũng không cần hoảng sợ: Cơ thể của bạn chỉ đang cần điều chỉnh

Thay vì sợ hãi và lo lắng khi thấy các căn bệnh lạ xuất hiện, mọi người nên hiểu các dấu hiệu sau đây của cơ thể.


 

Đi khám sức khỏe định kỳ, nếu 5 “căn bệnh” này xuất hiện cũng không cần hoảng sợ: Cơ thể của bạn chỉ đang cần điều chỉnh

Thay vì sợ hãi và lo lắng khi thấy các căn bệnh lạ xuất hiện, mọi người nên hiểu các dấu hiệu sau đây của cơ thể.

Theo tờ CCTV News của Trung Quốc chỉ ra, có những "căn bệnh" sau đây thường xuất hiện trên báo cáo khám sức khỏe định kỳ và khiến mọi người lo sợ. Nhưng trên thực tế, trong số đó có một vài cái tên không đáng sợ như bạn nghĩ. Do đó, điều mọi người cần làm là duy trì tỉnh táo, tìm hiểu về vấn đề mà mình gặp phải để kịp thời điều chỉnh lối sống, kết hợp với các phương pháp điều trị mà chuyên gia y tế gợi ý để đưa sức khỏe trở lại mốc bình thường.

Dưới đây là một số căn bệnh như vậy:

01. Mảng xơ vữa động mạch cảnh: Nếu không có dấu hiệu tăng nặng thì duy trì khám sức khỏe định kỳ

Báo cáo khám sức khỏe cho thấy "mảng xơ vữa động mạch cảnh" khiến nhiều người rất sợ hãi và lo lắng, không biết nó có gây nguy hiểm cho sức khỏe hay không. Thực tế, huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, hút thuốc, lạm dụng rượu và thiếu tập thể dục đều là những yếu tố nguy cơ hình thành mảng bám động mạch cảnh. Ngoài ra, khi bạn già đi, mảng bám động mạch cảnh vẫn có thể xuất hiện và phát triển ngay cả khi không có các yếu tố nguy cơ trên.

Lúc này, thói quen ăn uống lành mạnh, ít dầu, muối và tập thể dục phù hợp là đặc biệt quan trọng. Tất nhiên, việc điều trị hạ lipid máu và kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác nhau đối với bệnh nhân tăng lipid máu cũng rất quan trọng.

Đi khám sức khỏe định kỳ, nếu 5 “căn bệnh” này xuất hiện cũng không cần hoảng sợ: Cơ thể của bạn chỉ đang cần điều chỉnh- Ảnh 1.

 

02. Vôi hóa tuyến tiền liệt: Không ảnh hưởng xấu đến cơ thể

Nhiều người cảm thấy hoang mang khi nhìn thấy "tuyến tiền liệt bị vôi hóa" trên phiếu khám sức khỏe mà không biết cách điều trị. Trên thực tế, "vôi hóa tuyến tiền liệt" là vết sẹo để lại sau khi khỏi bệnh viêm tuyến tiền liệt.

Nó không có tác động xấu đến cơ thể nên không cần phải lo lắng, chỉ cần tuân thủ chế độ điều trị bằng thuốc uống, tiêm, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật mà bác sĩ chỉ định. Người bệnh cũng cần uống đủ nước mỗi ngày, vệ sinh thân thể sạch sẽ, hạn chế các chất kích thích và rượu bia, kết hợp với vận động hợp lý, theo dõi sức khỏe định kỳ.

03. Thỉnh thoảng tim đập sớm và loạn nhịp xoang: Đừng quá lo lắng

Trong quá trình khám tim, nếu phát hiện các vấn đề sau, đừng quá lo lắng và cố gắng không điều trị quá mức:

Thỉnh thoảng tim đập sớm

Khi tuổi tác tăng lên, nhiều người sẽ xuất hiện các cơn co thắt tim sớm. Nếu việc đánh giá điện tâm đồ động là ngẫu nhiên và không có triệu chứng rõ ràng, hầu hết mọi người chỉ có thể chú ý quan sát và không nghĩ đến việc sử dụng thuốc hoặc các phương tiện khác.

Đi khám sức khỏe định kỳ, nếu 5 “căn bệnh” này xuất hiện cũng không cần hoảng sợ: Cơ thể của bạn chỉ đang cần điều chỉnh- Ảnh 2.

 

Rối loạn nhịp xoang

Nhịp tim bình thường của chúng ta được gọi là nhịp xoang. Nhịp xoang tương đối đều đặn, nhưng số lượng nhịp tim thay đổi theo thời gian. "Rối loạn nhịp xoang" là một hiện tượng sinh lý bình thường. Nó có thể liên quan đến cảm xúc của bạn khi thực hiện điện tâm đồ, chẳng hạn như tức giận, căng thẳng, phấn khích, bao gồm cả việc dùng một số loại thuốc cũng sẽ ảnh hưởng đến kết quả nhịp tim.

Rối loạn nhịp xoang cũng phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên trong thời kỳ phát triển. Nó không cần điều trị đặc biệt và hầu như sẽ trở lại bình thường theo tuổi tác.

04. Xét nghiệm máu vượt mức bình thường một chút và không có triệu chứng đặc biệt

Kiểm tra định kỳ có phạm vi giá trị tham chiếu bình thường. Khi xét nghiệm máu cho thấy một mục nào đó vượt quá hoặc thấp hơn giá trị tham chiếu, điều này sẽ được thể hiện trên báo cáo.

Việc xét nghiệm máu định kỳ thường có giá trị quan trọng vì có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm máu, chẳng hạn như thời gian sử dụng dây garô, nơi lấy máu, phương pháp bảo quản và thời gian nộp, giới tính, tuổi tác, chủng tộc, nơi cư trú, độ cao và thậm chí những thay đổi theo mùa… Tất cả có thể ảnh hưởng đến các thông số.

Đi khám sức khỏe định kỳ, nếu 5 “căn bệnh” này xuất hiện cũng không cần hoảng sợ: Cơ thể của bạn chỉ đang cần điều chỉnh- Ảnh 3.

 

Đồng thời, các chỉ số sinh hóa bất thường như tăng đường huyết lúc đói, lipid máu cao, axit uric cao cũng sẽ ảnh hưởng nhất định đến xét nghiệm máu định kỳ. Chính vì vậy, khi các chỉ số này chỉ cao hoặc thấp hơn một chút, không có triệu chứng đặc biệt gì, các bác sĩ thường cho rằng không có vấn đề sức khỏe gì ở thời điểm hiện tại, chỉ cần lưu ý theo dõi và khám sức khỏe đều đặn.

Tuy nhiên, nếu bạn có một số triệu chứng khó chịu, ngay cả khi sự khác biệt giữa kết quả xét nghiệm và giá trị tham chiếu bình thường là tương đối nhỏ thì đó có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

05. Chỉ số transaminase thỉnh thoảng tăng: Đừng hoảng loạn

Transaminase là một chỉ số rất nhạy cảm. Dùng một số loại thuốc, uống rượu, thức khuya hoặc tập thể dục vất vả đều có thể làm tăng transaminase. Sau khi ngừng thuốc hoặc nghỉ ngơi, transaminase có thể trở lại bình thường trong lần kiểm tra tiếp theo.

Tuy nhiên, nếu transaminase tiếp tục tăng thì nghi ngờ có bệnh gan mật và cần phải kiểm tra thêm.

*Nguồn: CCTV News

Phương Thùy

Đời sống Pháp luật

 
 
 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...