A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bác sĩ nghỉ hưu tiết lộ: Sống thọ không dựa vào ngủ sớm hay đi bộ nhiều, mà là kiên trì làm 2 điều này

Trong quá trình sống, nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến độ dài ngắn của tuổi thọ con người.

 

Bác sĩ nghỉ hưu tiết lộ: Sống thọ không dựa vào ngủ sớm hay đi bộ nhiều, mà là kiên trì làm 2 điều này

Trong quá trình sống, nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến độ dài ngắn của tuổi thọ con người.

Người xưa sống đến 60 tuổi đã có thể coi là sống thọ. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học phát triển như hiện nay, số người sống đến 70 - 80 tuổi là rất nhiều. Có người cho rằng, sống thọ có nghĩa là bạn càng sống lâu càng tốt. Mặt khác, cũng có người nhận định, chỉ cần họ trải nghiệm vẻ đẹp của cuộc sống, họ không có gì phải hối tiếc nếu không sống đến trăm tuổi.

Có thể thấy, mỗi người lại có cách hiểu khác nhau về tuổi thọ. Nhưng tựu trung, sinh lão bệnh tử là quy luật tất yếu trên đời. Vì thế, không ai có thể ngăn cản cơ thể già đi, các cơ quan chức năng dần lão hóa và suy yếu. 

Dù vậy, người ta vẫn không ngừng tìm cách để có thể sống lâu, sống khỏe, ít bệnh tật hơn. 

2 nhân tố tác động trực tiếp tới tuổi thọ con người 

Môi trường bên ngoài

Tuổi thọ con người bị ảnh hưởng rất nhiều bởi môi trường bên ngoài. Nếu bạn sống một thời gian dài trong môi trường bị ô nhiễm (không khí, đất đai, thực phẩm, các loại tài nguyên...) chắc chắn sẽ khiến bạn tăng khả năng mắc bệnh và tuổi thọ của bạn cũng sẽ bị rút ngắn tương đối nhiều.

photo-1696170648108

Tâm trạng bản thân

Sức khỏe chịu ảnh hưởng trực tiếp khi tâm trạng bản thân thay đổi. Nếu bạn có tính khí cáu kỉnh, thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, phiền muộn trong thời gian dài, bạn sẽ sinh ra nhiều cảm xúc xấu, điều này chắc chắn sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn. 

Ngược lại, nếu biết giữ tâm thái ôn hòa, tích cực lạc quan, lâu ngày có thể thúc đẩy sự điều phối nội tiết trong cơ thể, không để bệnh tật dễ phát sinh.

2 thói quen đơn giản nhưng rất tốt cho tuổi thọ

Muốn có một cuộc sống trường thọ và khỏe mạnh, nhiều người nghĩ ngay đến việc tập thể dục và ngủ sớm. Đương nhiên, 2 điều này có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe, nhưng chưa đóng vai trò hoàn toàn chủ đạo. 

Theo CNBC, ông Reizo - người từng là một bác sĩ tim mạch đã nghỉ hưu, sống ở Nhật, vẫn khỏe mạnh vui vẻ ở tuổi 95. Quan điểm sáng tạo, hướng tới cộng đồng và lối sống có mục đích của ông luôn truyền cảm hứng cho mọi người xung quanh. Ông là một ví dụ tuyệt vời về những người già đi một cách duyên dáng.

Trong bí quyết sống thọ của cá nhân ông, lối sống lành mạnh chiếm hơn 50% quyền quyết định. Để sở hữu điều này, ông Reizo luôn kiên trì tạo cho mình 2 thói quen sống tích cực sau đây.

1. Thói quen ăn uống thoải mái, cân bằng dinh dưỡng

Theo các nghiên cứu, một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra hầu hết các loại bệnh là do các cơ quan trong cơ thể bị mất cân bằng dinh dưỡng trong thời gian dài. Chẳng hạn như không thể hấp thu chất xơ hòa tan, thiếu hụt các chất kháng sinh khác. Thiếu dinh dưỡng còn khiến các cơ quan không có đủ năng lượng để làm tốt chức năng của mình, duy trì hoạt động mỗi ngày của cơ thể.

Con người hiện nay không còn chú trọng đến dinh dưỡng nhiều nữa. Lựa chọn thức ăn nhanh, những quan niệm sai lầm về ăn uống đã khiến phần lớn người trưởng thành ngày nay rơi vào trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể suy yếu, tăng cao tỷ lệ mắc bệnh. 

Cho nên, nếu muốn đề phòng bệnh tật và kéo dài tuổi thọ, chúng ta nhất định phải chú trọng đến việc cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn. 

Ông Reizo luôn tận hưởng những thú vui trong cuộc sống, bao gồm thưởng thức thịt đỏ, phô mai và những món đồ uống hảo hạng. Ngoài ra, vợ ông cũng luôn chuẩn bị các bữa ăn kiểu Nhật với nhiều loại rau nấu tại nhà. 

Bác sĩ nghỉ hưu tiết lộ: Sống thọ không dựa vào ngủ sớm hay đi bộ nhiều, mà là kiên trì làm 2 điều này - Ảnh 3.

Vợ chồng ông Reizo luôn khỏe mạnh, vui vẻ tận hưởng cuộc sống dù tuổi đã cao. Ảnh: CNBC

2. Thói quen duy trì tâm trạng tích cực

Về mặt y học, tinh thần quyết định rất nhiều trong vấn đề tạo hệ miễn dịch. Vì thế, những người có suy nghĩ tích cực thì sức đề kháng của họ sẽ tốt hơn. Suy nghĩ tích cực giúp cơ thể tạo ra hệ miễn dịch tốt, giúp cơ thể khỏe hơn và nếu có vết thương cũng sẽ mau lành hơn.

Trung y cũng cho rằng, nếu cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào thần kinh. Gây ra những kích thích và phản ứng bất lợi lên trung khu thần kinh của não bộ, từ đó làm trầm trọng thêm các bệnh hiện có.

Cho nên, mọi người nên học cách duy trì một tâm thái tích cực, lạc quan dù trong nghịch cảnh. Tập nhìn sự vật sự việc bằng một góc nhìn lớn hơn để luôn thấy hy vọng ở cuối con đường. Như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho tâm lý, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Với ông Reizo, hàng ngày, ông luôn tham gia các mạng xã hội như Facebook và Instagram. Ông duy trì mối quan hệ chặt chẽ với mọi người trong cộng đồng, bao gồm cả các cháu ở Mỹ qua mạng trực tuyến. Ông cũng thường xuyên chia sẻ những suy nghĩ, kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc trên blog cá nhân. 

Trong thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, không thể ra ngoài giao lưu và kết bạn, ông Reizo và vợ bắt đầu làm vườn sau khi ngắm những loài hoa và cây cối mà ông nhìn thấy khi đi dạo. Ông còn vui vẻ thử sức với việc học chơi sáo vì ông nghĩ rằng sẽ giúp ích cho việc thở và nuốt của mình.

*Nguồn: Aboluowang, CNBC

Thùy Linh

Phụ nữ số

Link bài gốc Lấy link! https://phunuso.baophunuthudo.vn/bac-si-nghi-huu-tiet-lo-song-tho-khong-chi-dua-vao-ngu-som-hay-di-bo-nhieu-ma-kien-tri-lam-2-dieu-nay-19323100208583912.htm

 
 
 
 

 

 
 
 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...