A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giải mã vùng đất Siberia: Nơi “khai sinh” đợt lạnh giá kỷ lục đang khiến người Việt ‘co ro’

Một thành phố ở vùng đất này từng ghi nhận nhiệt độ xuống tới -60 độ C.

Giải mã vùng đất Siberia: Nơi “khai sinh” đợt lạnh giá kỷ lục đang khiến người Việt ‘co ro’

Thông tin dự báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết miền Bắc đang trải qua đợt rét nhất mùa đông năm nay. Nguyên nhân của đợt rét kỷ lục được cho là bởi trung tâm của không khí lạnh ở vùng Siberia, Nga có cường độ rất mạnh, quy mô lớn, khí áp vùng lõi lên tới 1080 mb.

Vậy tại sao vùng Siberia lại lạnh như vậy?

Giáo sư khí tượng học Alex DeCaria từ Đại học Millersville ở Pennsylvania (Mỹ) từng nói rằng Siberia, Nga lạnh như vậy là do sự kết hợp của vĩ độ cao và nó là một khối đất rộng lớn. Nhiệt độ khắc nghiệt: cả cao và thấp thường sẽ xảy ra trên các lục địa vì đất liền nóng lên và nguội đi nhanh hơn đại dương.

Giải mã vùng đất Siberia: Nơi “khai sinh” đợt lạnh giá kỷ lục đang khiến người Việt ‘co ro’ - Ảnh 1.

Trong trường hợp của Siberia, tuyết và băng bao phủ cũng đóng một vai trò nhất định, khi chúng giữ cho khu vực luôn ở nhiệt độ thấp bằng cách phản xạ lại bức xạ từ Mặt trời. Sự kết hợp của các yếu tố này đã dẫn đến việc hình thành một vùng áp suất cao, bán vĩnh viễn hình thành trên Siberia vào mùa đông, được gọi là "Vùng cao Siberia (Siberian High)".

"Điều kiện áp suất cao trên các lục địa có vĩ độ cao thường được biết đến là nơi có không khí ổn định, độ ẩm thấp và bầu trời quang đãng, dẫn đến nhiệt độ bề mặt rất lạnh. Đó là bởi độ ẩm thấp và bầu trời quang đãng cho phép bức xạ sóng dài (hồng ngoại và vi sóng) do Trái Đất phát ra dễ lên đỉnh của bầu khí quyển và phát ra ngoài không gian, dẫn đến nhiệt độ bề mặt lạnh", DeCaria lý giải.

Nhắc đến vùng đất Siberia, không thể không nhắc tới thành phố Yakutsk - một trong những khu vực lạnh nhất tại đây và lạnh nhất trên thế giới. Nhiệt độ nơi này đôi lúc hạ xuống âm 60 độ C.

Giải mã vùng đất Siberia: Nơi “khai sinh” đợt lạnh giá kỷ lục đang khiến người Việt ‘co ro’ - Ảnh 2.

Giảng viên Jouni Räisänen từ Viện Nghiên cứu Hệ thống Trái đất và Khí quyển (INAR) thuộc Đại học Helsinki ở Phần Lan từng nhận xét đặc điểm địa hình đã góp một phần khiến nơi này lạnh như vậy.

Yakutsk có dạng địa hình thung lũng, khi vùng thấp được được bao quanh bởi địa hình cao hơn. Sự kết hợp của dạng địa hình này với áp suất cao đã tạo nên một khái niệm gọi là "hồ không khí lạnh”. Khi đó, những luồng không khí lạnh bị mắc kẹt ở gần đáy thung lũng, sau đó được khuếch đại bởi độ cao tương đối lớn của các dãy núi xung quanh - khiến chúng trở nên càng lạnh hơn.

Nhiệt độ rét buốt này đã tác động nhiều đến cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, “tôi nghĩ mọi người dường như tự hào về nơi mà họ sống và sự thích nghi mà họ tích lũy để vượt qua thiên nhiên khắc nghiệt”, chuyên gia Cara Ocobock nhận định.

Tổng hợp


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...