A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thay đổi trong nhu cầu đi cà phê tại Việt Nam

Văn hóa cà phê đã và đang thay đổi. Đây là bài toán khó của nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh ngành cà phê tại Việt Nam, nhằm đón nhận nhiều sự biến chuyển của thị trường chung.

Thay đổi trong nhu cầu đi cà phê tại Việt Nam

 

Văn hóa cà phê đã và đang thay đổi. Đây là bài toán khó của nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh ngành cà phê tại Việt Nam, nhằm đón nhận nhiều sự biến chuyển của thị trường chung.

Khi đi cà phê không chỉ vì đồ uống

Hà Nhi (sinh năm 2004), là thế hệ genZ đang sinh sống tại Q. Đống Đa, Hà Nội. Là sinh viên của một trường đại học có tiếng tại Hà Nội, Nhi thường xuyên săn các quán cà phê độc lạ với bạn bè sau giờ học. Cô gái genZ thích lựa chọn các quán cà phê có "gu", với không gian phong cách vintage. Nhi chia sẻ, cô thường tìm hiểu qua kênh mạng xã hội và đặt mục tiêu khám phá các quán hot trên mạng xã hội.

"Sở thích của em là người đầu tiên check-in những quán cà phê có không gian mới lạ" – Nhi bộc bạch.

Còn với Thái Tài (sinh năm 1995), một nhân viên văn phòng đang làm việc tại Q. Cầu Giấy, thích chọn các quán café có không gian phù hợp, yên tĩnh để có thể làm việc. "Đối với dân văn phòng, quán cà phê còn được coi là công ty thứ hai của mình, nơi có không gian đủ yên tĩnh, đồ uống ngon và wifi mạnh để làm việc" – Tài chia sẻ.

Trường hợp của Hà Nhi và Thái Tài chỉ là một trong rất nhiều câu chuyện về nhóm khách hàng trẻ của ngành cà phê Việt Nam – Yêu thích trải nghiệm, khám phá và lựa chọn quán cà phê với những mục đích riêng.

Khi các phân khúc cà phê ngày càng chật chội

Những năm qua, các thương hiệu "top of mind" đã chiếm lĩnh thị trường kinh doanh đồ uống bao gồm Highland Coffee (605 cửa hàng), Phúc Long (114 cửa hàng flagship, 23 cửa hàng mini), The Coffee House (155 cửa hàng). Đây đều là những chuỗi được hậu thuẫn bởi các tập đoàn có tiềm lực. Tuy nhiên, điều này không thể ngăn cản các thương hiệu khác liên tục mọc lên như nấm sau mưa. Katinat Saigon Kafe, Phê La, Cheese Coffee,… là những ví dụ điển hình cho sự mở rộng thầm lặng trong suốt thời gian vừa qua. Cá biệt, Mixue – một thương hiệu trà sữa Đài Loan bất ngờ công bố đạt 1.000 cửa hàng trong tháng 4.2023. Bất ngờ là vậy, nhưng việc cạnh tranh của nhiều thương hiệu đồ uống trong thời gian vừa qua không hề thiếu cơ sở.

Theo báo cáo ngành kinh doanh ẩm thực Việt Nam năm 2022 từ iPOS.vn, có 58% thực khách sẵn sàng dành từ 40.000 đồng cho mỗi lần sử dụng đồ uống. Trong đó, 44% sẵn sàng chi tiêu từ 41.000 tới 70.000 đồng cho các thương hiệu đồ uống tầm trung như Highlands Coffee, Phúc Long, The Coffee House,… và 14% sẵn sàng chi tiêu từ 70.000 đồng cho các thương hiệu đồ uống cao cấp như Starbucks, Runam Bistro,... Báo cũng cũng chi ra rằng, 41,000 – 70,000 VND chiếm tỷ trọng lớn đối với những người có mức thu nhập từ 5 triệu trở lên. Đây là mức khởi điểm cơ bản nhất của người lao động tại Việt Nam, cho thấy người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu cho cà phê như thế nào.

Sự chịu chi của người tiêu dùng cũng khiến thị trường thêm nhiều ẩn số thú vị. Các hàng quán từ nhỏ tới lớn đang dần cá tính hóa, để xây dựng tệp khách hàng riêng. Đây được coi là chiến lược khôn ngoan trong một thị trường đại dương đỏ như ngành F&B tại Việt Nam. Theo ông Hoàng Hà, CEO BCI - Sở hữu 7 cửa hàng trà sữa Gong Cha và nhà hàng cao cấp Kool Klub tại 6 thành phố lớn, chia sẻ: "Khách hàng là những người có cùng một số quan tâm/ sở thích/khẩu vị đối với SP/DV nào đó. Do vậy việc xác địch khách hàng mục tiêu là vô cùng thiết yếu để biết được đặc tính chung của nhóm và có đủ dung lượng để tạo ra lợi nhuận hay không. Ngày nay đặc tính của khách hàng ngày càng đa dạng và phân hoá phức tạp do vậy cần nhìn nhận kỹ hơn về khách hàng để tạo ra các sản phẩm đáp ứng một hoặc một phần nhu cầu mà họ đang tìm kiếm."

Thay đổi trong nhu cầu đi cà phê tại Việt Nam - Ảnh 1.

Ông Hoàng Hà – CEO BCI

Chuyển mình theo thị trường

Thời điểm các ông lớn đang vươn tay để mở rộng thị trường đang vô hình chung phả hơi nóng tới các mô hình kinh doanh vừa và nhỏ. Tuy vậy, các quán café này không hẳn đang ở thế bất lợi. Theo ông Hoàng Tùng – CEO Pizza Home chia sẻ: "Lợi thế của quán cà phê nhỏ đó là cá nhân hóa được nhu cầu đến khách hàng, có thể chiều khách hàng hơn, từ đó tạo mối giao kết gắn bó hơn đối với khách hàng. Ví dụ: Chuỗi quán thì phải định lượng chuẩn chỉnh, nhưng quán nhỏ hoàn toàn gia giảm thêm bớt để chiều khách. Quán lớn mạnh về quy trình chuẩn chỉnh chuyên nghiệp. Quán nhỏ thì mạnh về kết nối giữa chủ quán và khách hàng."

Thay đổi trong nhu cầu đi cà phê tại Việt Nam - Ảnh 2.

Ông Hoàng Tùng – CEO Pizza Home

Kinh doanh café tại Việt Nam sẽ cần nhiều hơn một sự thay đổi, để thành công trong thị trường nhiều tính cạnh tranh như hiện tại. Câu chuyện này sẽ được chia sẻ thẳng thắn tại buổi giao lưu trực tuyến: Đối thoại – Thay đổi trong nhu cầu đi cà phê. Chương trình được phát trực tiếp trên Fanpage iPOS – Giải pháp quản lý nhà hàng/ café , với sự xuất hiện của hai chuyên gia trong ngành F&B – Hoàng Hà, Hoàng Tùng.

Thay đổi trong nhu cầu đi cà phê tại Việt Nam - Ảnh 3.

Buổi phát trực tuyến dự kiến tổ chức vào lúc 14h30 ngày 26/05/2023. Chương trình tổ chức theo hình thức đối thoại và giao lưu, người xem hoàn toàn có thể đặt câu hỏi ở bất kỳ thời điểm nào trong chương trình. Để biết thêm thông tin chi tiết, khán giả có thể truy cập đường dẫn: https://ipos.vn/thay-doi-trong-nhu-cau-di-cafe .

Ánh Dương


Tác giả: Ánh Dương
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...