A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2023

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt từ 6 - 6,5% trong năm nay.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6 - 6,5_ trong năm 2023 - VTV.VN (1)

Dự báo được đưa ra trong Báo cáo thường niên Kinh tế Việt Nam 2023, của Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội vừa công bố, trong bối cảnh kinh tế thế giới khó khăn, khiến đơn hàng của nhiều doanh nghiệp Việt Nam sụt giảm. Tuy nhiên các chính sách tài khóa, tiền tệ gần đây cho thấy những quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế từ Chính phủ.

Báo cáo cũng cho thấy, Việt Nam có cơ hội từ làn sóng dịch chuyển chuỗi đầu tư và các hiệp định thương mại tự do (FTA) trong nửa cuối năm nay.

Lĩnh vực xuất khẩu được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam trong nửa cuối năm nay. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp hiện nay vẫn là tìm kiếm thêm các đối tác để tăng số lượng đơn hàng.

"Đa dạng hóa các loại sản phẩm thích ứng với nhu cầu của thị trường, không để phải phụ thuộc vào bất kỳ thị trường hay mặt hàng nào. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng nghiên cứu đầu tư thêm ứng dụng công nghệ cao phù hợp với ngân sách nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như giá trị của sản phẩm", ông Andreas Stoffers, Giám đốc Quốc gia, Viện Friedrich Naumann Foundation, cho biết.

Kinh tế Việt Nam dự báo tăng trưởng 6 - 6,5% trong năm 2023 - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển và tham gia vào các chuỗi sản xuất thay vì sản xuất đơn lẻ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

"Ví dụ như đối với thị trường châu Âu, các doanh nghiệp chú trọng vấn đề liên quan đến các yếu tố bảo vệ môi trường, sử dụng năng lượng tái tạo, thúc đẩy kinh tế bền vững trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đó là yếu tố quan trọng nhất để chinh phục khách hàng tại các thị trường tại đây", bà Svenja Hahn, nghị sĩ Nghị viện châu Âu, nhận định.

Về giải pháp trung và dài hạn, chuyên gia cho rằng các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển và tham gia vào các chuỗi sản xuất thay vì sản xuất đơn lẻ.

"Theo chuỗi thì có 2 xu hướng. Một là tham gia các chuỗi của doanh nghiệp nước ngoài. Thứ hai là phát triển các doanh nghiệp đầu đàn, tạo ra các chuỗi của chúng ta để cạnh tranh trên toàn cầu", ông Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương, cho hay.

Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào nhập khẩu để đáp ứng quy định hàm lượng nội địa hóa tối thiểu, như vậy mới có thể tận dụng tối đa lợi thế từ 16 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đang có hiệu lực, nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu.

Theo Chu Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...