A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa

Vấn đề giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa đang được các địa phương quan tâm và nỗ lực thực hiện. Không chỉ nhằm đạt đề án 1 triệu ha lúa giảm phát thải đặt ra trên các khía cạnh như đổi mới tư duy sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ và huy động vốn đầu tư,… mà từ những mô hình nghiên cứu thực hiện thí điểm cho thấy triển vọng để phát triển lúa giảm phát thải khí nhà kính là hoàn toàn thực hiện được. Đây là nội dung được đề cập trong chương trình “Nông dân hiện đại” phát sóng ngày 06/06/2024. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hòa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo).

Các nghiên cứu thời gian qua cho thấy, một trong những nguyên nhân chính làm tăng phát thải khí nhà kính trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam là mức độ sử dụng nước tưới vào đồng ruộng quá cao. Việc này làm phát thải nhiều loại khí như metan, cacbon oxit, nitơ oxit, v.v. Đã có những nghiên cứu và mô hình thí điểm cho thấy việc quản lý tốt tưới nước thì cũng đã góp phần đáng kể giảm phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất lúa gạo và đây cũng là một giải pháp dễ áp dụng mở ra triển vọng sản xuất xanh hóa trên đồng ruộng ở các tỉnh duyên hải miền Trung.

Theo báo cáo của ngân hàng thế giới, nông nghiệp là lĩnh vực phát thải cao thứ hai trên thế giới, chiếm ~ 20% tổng lượng phát thải của nền kinh tế toàn cầu. Trong lượng phát thải đó, có đến 75% là khí metan phát thải từ quá trình sản xuất lúa gạo và các khí thải khác gây hại cho môi trường. Thực tế tại Việt Nam, mô hình sản xuất tiên tiến đã từng bước được áp dụng nhằm xanh hóa việc trồng lúa, và mới đây nhất là đề án triển khai diện tích 1 triệu ha trồng lúa giảm phát thải tại đồng bằng sông Cửu Long. Còn tại đồng bằng duyên hải miền Trung, mặc dù diện tích canh tác lúa của từng địa phương không lớn nhưng nếu địa phương nào cũng triển khai sản xuất lúa giảm phát thải thì hiệu quả đem lại cho kinh tế và môi trường là rất lớn.

Trong những năm qua, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Nông Lâm Huế đã phối hợp với các tổ chức quốc tế như Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế Nhật Bản, Bộ Nông nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức đã cùng nhau nghiên cứu và tạo ra một số kết quả nhất định. Giải pháp sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính của nhóm nghiên cứu trường Đại học Nông Lâm Huế chọn để triển khai là quản lý hiệu quả việc đưa nước vào đồng ruộng bằng kỹ thuật tưới lúa xen kẽ thay vì nước ngập ruộng thường xuyên theo lối canh tác truyền thống. Mặc dù là lúa nước nhưng theo nghiên cứu sinh trưởng có hai giai đoạn lúa cần nhiều nước đó là lúa đang nhỏ và làm đòng trổ bông, còn lại không cần làm ngập nước liên tục. Mô hình thí điểm được triển khai ở nhiều vựa sản xuất lúa khác nhau, vừa mới đây nhất là 10 ha tại hợp tác xã nông nghiệp Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết