A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vững đà tăng trưởng

Chỉ khoảng 0,2% trong tổng số gần 1 triệu DN Việt Nam tham gia sản xuất, chế tạo trong ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT). Đây là con số quá thấp nếu so sánh với cộng đồng DN CNHT tại một số nước ngay trong khối ASEAN.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 2 ước tính giảm 12,4% so với tháng trước và tăng 8,5% so với cùng kỳ 2021. So với năm ngoái, ngành khai khoáng giảm 4,1%; ngành chế biến, chế tạo tăng 10%; sản xuất và phân phối điện tăng 8%, cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,8%.

Công nghiệp tiếp tục khởi sắc, chế biến chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng
Công nghiệp chế biến-chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng

Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, IIP ước tính tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2021 tăng 6,8%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 6,1% (cùng kỳ năm 2021 tăng 9,4%), đóng góp 5,2 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 6,5%, đóng góp 0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 2,5%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm, riêng ngành khai khoáng giảm 2,8%, làm giảm 0,44 điểm phần trăm trong mức tăng chung.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất 2 tháng đầu năm của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất thiết bị điện tăng 27,9%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu tăng 21,2%, sản xuất trang phục tăng 20,1%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 15%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 11%, sản xuất xe có động cơ tăng 10,8%; sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 10,6% sản xuất phương tiện vận tải khác (mô tô, xe máy) tăng 10,2%, sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất tăng 9,7%.

Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 11,8%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị giảm 11,4%; sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế giảm 10,8%, khai thác quặng kim loại giảm 9,6%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 8,6%.

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong 2 tháng đầu năm 2022 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Alumin tăng 20,3%, bột ngọt tăng 17,6%; thủy hải sản chế biến tăng 15%, quần áo mặc thường tăng 14,1%, ô tô tăng 12,2%, vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 11,8%, sữa tươi tăng 11,5%; xi măng tăng 11%; linh kiện điện thoại và xe máy cùng tăng 10,7%, thép cán tăng 10,5%, thức ăn cho gia súc tăng 10,4%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Tivi giảm 32,4%, khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 13,4%, xăng dầu các loại giảm 12,8%, điện thoại di động giảm 12,6%, vải dệt từ sợi nhân tạo giảm 6,6%, thức ăn cho thủy sản giảm 4,4%.

Điểm đáng chú ý, hiện số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/2 tăng 1,2% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 1,3% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% và giảm 3, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,8% và giảm 3,4%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,6% và tăng 3,4%.

10 địa phương có tốc độ tăng IIP cao nhất bao gồm: Hà Giang (46,2%), Kon Tum (39,7%), Lai Châu (39,3%), Hải Dương (34,6%), Bắc Giang (23,9%), Bạc Liêu (23,9%), Quảng Bình (21,5%), Bình Phước (20,9%), Cao Bằng (19,6%).
Lan Anh

Tác giả: Mai Phương Thảo
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan

Nội dung đang cập nhật...