Chứng khoán phiên 15.11: VN-Index giảm hơn 13 điểm, khối ngoại bán ròng hơn 1.400 tỉ đồng
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn tiếp tục giảm trong phiên 15.11. Tâm lý hoảng loạn khiến các nhà đầu tư mang cổ phiếu ra bán tháo ồ ạt.
Kết phiên, VN-Index giảm tiếp 13,32 điểm (-1,08%) xuống 1.218,57 điểm; HNX-Index giảm 2,28 điểm (-1,02%) xuống 221,53 điểm; UPCoM-Index giảm 0,53 điểm (-0,58%) xuống 91,33 điểm.
Sắc đỏ vẫn áp đảo hoàn toàn thị trường với 580 mã giảm (gồm 37 mã giảm sàn), 776 mã giữ tham chiếu và 246 mã tăng (gồm 27 mã tăng trần).
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 tiếp tục bị bán mạnh, qua đó giảm hơn 15 điểm xuống 1.271 điểm. Rổ này cũng chứng kiến 26 mã giảm, 3 mã tăng và duy nhất VJC giữ tham chiếu.
Trong phiên, dù VTP, KBC, VRE, VGC, GEX... là những mã tác động tích cực đến chỉ số chung với 0,7 điểm tăng. Tuy nhiên, lực kéo không đủ khi BID, FPT, VNM, CTG, HPG,... là những mã gây áp lực giảm điểm và lấy đi 6,35 điểm của chỉ số chung.
Phiên hôm nay, nhóm vốn hóa lớn vẫn giảm điểm mạnh, đè nặng khiến chỉ số chung thu hẹp khoảng cách với ngưỡng 1.200 điểm. Đặc biệt nhóm ngân hàng - chứng khoán, bất động sản, nguyên vật liệu, công nghiệp...
Trong đó, nổi bật là nhóm tài chính với biên độ giảm chủ yếu từ 1-2%, trong đó có HDB, SSI, MBB, VPB, HCM, TCB, VCI, CTG, SHB,...
Sau phiên đứng tham chiếu, VHM hôm nay giảm điểm. Bên cạnh đó, loạt cổ phiếu ngành bất động sản cũng diễn biến tiêu cực như KDH, PDR, HDG, DIG, TCH, CEO, IDC,... Tuy nhiên, nhóm bất động sản bớt áp lực hơn khi KBC, DXG, SZC,... đều giữ được mức tăng khá đến cuối phiên.
Nhóm nguyên vật liệu vẫn tiếp tục chìm trong sắc đỏ, nhất là các mã đầu ngành thép như HPG, NKG, HSG, CSV,... vẫn bị bán tháo. Nguyên nhân vẫn được cho là đến từ thông tin Bộ Công thương đã có quyết định chấm dứt, không gia hạn áp thuế chống bán phá giá với thép không gỉ cán nguội từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Đài Loan (Trung Quốc).
Khối ngoại bán ròng hơn 1.400 tỉ đồng phiên hôm nay, chủ yếu tại VHM (-698 tỉ đồng), FPT (-342 tỉ đồng), SSI (-208 tỉ đồng), VNM (-104 tỉ đồng). Trong khi đó, KBC đón 74 tỉ đồng mua ròng từ nhà đầu tư nước ngoài, CTG (+32 tỉ đồng), VTP (+26 tỉ đồng).