A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hơn 2 triệu ca nhiễm COVID-19 trên thế giới chỉ trong một ngày qua

Đến sáng 31/1, thế giới có tổng số 375.099.572 ca nhiễm và 5.681.386 ca tử vong vì dịch COVID-19. Trong một ngày qua, thế giới có thêm tới 2.112.279 ca nhiễm và 5.782 ca tử vong mới. Với 249.448 ca nhiễm mới, Pháp là quốc gia ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm nhất...

leftcenterrightdel
 Trong một ngày qua, thế giới có thêm tới 2.112.279 ca nhiễm. (Ảnh: AFP)

Số liệu trên trang web thống kê worldometers.info cũng cho thấy tính đến sáng 31/1, đã có 296.346.470 ca nhiễm COVID-19 trên toàn cầu được công bố khỏi bệnh. Trong số 73.071.716 ca bệnh đang điều trị, có 72.977.121 ca ở thể nhẹ (chiếm 99,9%) và 94.595 ca (chiếm 0,1%) còn lại trong tình trạng nghiêm trọng. Dịch bệnh hiện hoành hành tại 224 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Số liệu mới cập nhật trên worldometers.info cho thấy trong ngày qua, châu Âu đã ghi nhận thêm 1.041.166 ca nhiễm và 1.702 ca tử vong mới vì COVID-19, nâng tổng số ca lên mức 124.664.941 ca nhiễm mới và 1.614.034 ca tử vong. Đây là châu lục có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất thế giới. Pháp, Nga và Đức có số ca nhiễm mới trong ngày qua nhiều nhất tại châu Âu khi có thêm lần lượt 249.448; 121.228 và 109.029 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận. Trong khi đó, Nga là nước có số ca mới tử vong vì COVID-19 trong ngày qua cao nhất khu vực, với 617 ca, tiếp sau đó là Italy (235 ca) và Pháp (127 ca).

Với 99.735.928 ca nhiễm COVID-19 tính đến sáng 31/1, châu Á là khu vực có nhiều ca nhiễm thứ hai thế giới. Trong một ngày qua, châu lục ghi nhận thêm 634.581 ca nhiễm mới và 1.719 ca đã tử vong do COVID-19. Trong ngày qua, 3 quốc gia có số người nhiễm COVID-19 mới cao nhất tại châu Á là: Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ và Nhật Bản với lần lượt số trường hợp nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận là 173.162; 88.145 và 82.159 ca; và 3 quốc gia có số trường hợp mới tử vong cao nhất là: Ấn Độ (892 ca); Thổ Nhĩ Kỳ (189 ca) và Việt Nam (121 ca).

Là khu vực có số ca nhiễm nhiều thứ ba thế giới, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Bắc Mỹ cũng tiếp tục gia tăng, với 88.529.094 ca, trong đó có 1.317.356 ca tử vong và 56.785.881 ca được điều trị khỏi. Trong 24 giờ qua, với 96.954 ca nhiễm COVID-19 mới, Mỹ vẫn đứng đầu bảng danh sách của khu vực; tiếp sau là Mexico với 42.582 ca và Canada với 8.844 ca nhiễm mới. Trong khi đó, Mexico ghi nhận nhiều ca tử vong nhất trong ngày qua với 522 ca; sau đó là Mỹ với 329 ca, Canada với 75 ca tử vong vì COVID-19.

Trong khi đó, Nam Mỹ ghi nhận thêm 223.454 ca nhiễm và 1.027 ca tử vong vì COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm tại khu vực này lên 48.378.223 ca và 1.214.306 ca tử vong. Trong ngày qua, Brazil là nước có số ca nhiễm nhiều nhất khu vực khi có thêm 104.012 ca nhiễm mới, sau đó là Peru với 35.756 ca, và Chile với 28.480 ca nhiễm mới. Đồng thời, với 280 ca tử vong ghi nhận trong một ngày qua, Brazil cũng là nước có thêm nhiều ca tử vong nhất khu vực vì COVID-19; tiếp sau là  Colombia với 247 ca và Peru với 235 ca tử vong mới do COVID-19.

Tính đến sáng 31/1, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại châu Phi là 10.995.496 ca, trong đó có 239.299 ca tử vong và 9.790.613 ca bình phục. Nam Phi tiếp tục là nước có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất trong khu vực, với tổng số 3.603.856 ca nhiễm và 95.022 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 2.226 ca nhiễm mới và 117 ca tử vong trong vòng 24 giờ qua. Tiếp theo đó là Morocco với tổng số 1.131.395  ca nhiễm COVID-19 và 15.362 ca tử vong; Tunisia với 901.107 ca nhiễm COVID-19 và 26.229 ca tử vong.

Tại châu Đại Dương, con số thống kê được ghi nhận là 2.755.975 ca nhiễm (tăng 36.688 ca) và 6.097 ca tử vong do dịch bệnh COVID-19 (tăng 86 ca). Đứng đầu danh sách thống kê trong khu vực trên trang worldometers.info hiện là Australia với 36.373 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 2.570.523 ca, trong đó 3.718 ca tử vong (tăng 86 ca). Tiếp sau đó là New Zealand với 140 ca nhiễm và Kiribati với 98 ca nhiễm mới trong ngày qua.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp với số ca lây nhiễm không ngừng tăng cao, bắt đầu từ sáng  31/1, Nhật Bản đã tái khởi động chiến dịch tiêm chủng quy mô lớn với việc vận hành trung tâm tiêm chủng do Bộ Quốc phòng điều hành tại thủ đô Tokyo. Đối tượng được tiêm tại trung tâm là người trên 18 tuổi, có giấy đăng ký tiêm mũi thứ 3 và đã hoàn thành mũi tiêm thứ 2 ít nhất 6 tháng. Loại vaccine được sử dụng trước mắt là vaccine của hãng dược phẩm Moderna. Những người nằm trong đối tượng tiêm chủng có thể đặt chỗ qua trang web chính thức hoặc qua điện thoại. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng đã lên kế hoạch khởi động lại trung tâm tiêm chủng quy mô lớn tại tỉnh Osaka do Bộ Quốc phòng điều hành từ ngày 7/2./.

Khánh Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết