Công nghệ AI thắng giải tại một cuộc thi nghệ thuật gây nhiều tranh cãi
Nghệ sĩ nghiệp dư Jason Allen tham gia cuộc thi với chủ đề các tác phẩm nghệ thuật do AI tạo ra tại hội chợ bang Colorado, Mỹ vào tuần trước. Anh đứng đầu trong hạng mục Nghệ thuật kỹ thuật số/Nhiếp ảnh bị thao túng kỹ thuật số.
Bức tranh đoạt giải - Théåtre D'opéra Spatial làm dấy lên câu hỏi liệu nghệ thuật sử dụng AI có phải là nghệ thuật đích thực hay không? - Ảnh: Jason Allen
Jason sử dụng MidJourney, một phần mềm sáng tạo hội họa sử dụng công nghệ AI để tạo ảnh theo miêu tả của người dùng. Anh in ảnh lên vải và gửi đến cuộc thi vào đầu tháng 8. Bức ảnh mang tên Théåtre D'opéra Spatial của anh đã giành được giải thưởng cao nhất.
Chiến thắng này của Jason Allen mở đầu cho các cuộc thảo luận sôi nổi trên Twitter, Reddit và kênh Discord của MidJourney. Các chủ đề chủ yếu xoay quanh bản chất của nghệ thuật đích thực và ý nghĩa của việc trở thành một nghệ sĩ.
Điều đáng chú ý là việc phát minh ra máy ảnh vào những năm 1800 đã dẫn đến những lời chỉ trích tương tự liên quan đến nghệ thuật tranh ảnh, vì máy ảnh dường như đã làm được tất cả công việc so với một nghệ sĩ lao động để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng tay bằng bút lông hoặc bút chì.
Một số lo sợ rằng các họa sĩ sẽ mãi mãi lạc hậu với sự ra đời của nhiếp ảnh màu. Trong một số ứng dụng, nhiếp ảnh đã được sử dụng để thay thế cho các phương pháp minh họa tốn nhiều công sức hơn (chẳng hạn như điêu khắc), nhưng các họa sĩ mỹ thuật vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Hiện tại, các công cụ tổng hợp hình ảnh đòi hỏi người sáng tạo cũng phải ở một trình độ cao, và phải đưa ra những lựa chọn khắt khe để đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng không thể phủ nhận việc đây có thể là một xu thế mới, mở ra nhiều cơ hội và lĩnh vực mới trong nghệ thuật, dễ dàng nhận thấy sự phát triển nhanh chóng.
Câu hỏi "Đó có phải là nghệ thuật không?" vẫn còn bị bỏ ngỏ, cuộc tranh luận vẫn sẽ tiếp tục miễn là còn có người thảo luận.